Đường rạng đông của Trái Đất Đường_rạng_đông

Video về Trái Đất của ISS khi nó tiến tới gần đường rạng đông.

Trên Trái Đất, đường rạng đông là một vòng tròn với đường kính gần bằng đường kính Trái Đất.[1] Đường rạng đông đi qua mọi điểm trên bề mặt Trái Đất hai lần một ngày, vào lúc Mặt Trời mọc và lúc Mặt Trời lặn, ngoại trừ vùng địa cực khi nó chỉ diễn ra vào thời điểm không có ban ngày vùng cực hoặc ban đêm vùng cực. Vòng tròn này chia cắt phần ban ngày của Trái Đất ra khỏi phần ban đêm của Trái Đất. Trong khi hơn một phần nửa nhỏ của Trái Đất được thắp sáng lên vào một thời điểm nào đó (ngoại trừ trong lúc diễn ra nhật thực), đường đi của đường rạng đông thay đổi theo thời gian của ngày bởi vì sự tự quay của Trái Đất trên các trục của nó. Đường đi của đường rạng đông cũng thay đổi theo thời gian của năm bởi vì Trái Đất xoay xong một vòng xung quanh Mặt Trời; do đó, mặt phẳng của đường rạng đông gần như song song với các mặt phẳng được tạo ra bởi đường thẳng của kinh độ trong lúc điểm phân, và góc lớn nhất của nó là gần khoảng 23.5° tới điểm cực trong lúc điểm chí.[2]

Vận tốc di chuyển bề mặt

Tại xích đạo, trong điều kiện lý tưởng (không có chướng ngại vật như núi hoặc vật cản cao nào đó), đường rạng đông di chuyển với vận tốc khoảng 1,668 km trên giờ (1,036 dặm trên giờ). Tốc độ này sẽ gia tăng nếu gần vật cản, như là chiều cao của núi, khi mà bóng tối của vật cản sẽ được hiện ra trên nền đất làm thay đổi điều kiện của đường rạng đông. Tốc độ của đường rạng đông sẽ giảm khi nó tiến tới vùng cực, vận tốc của nó sẽ tiến về số không (sáng cả ngày hoặc tối cả ngày).[3]

Các máy bay siêu thanh như tiêm kích hoặc phương tiện siêu thanh ConcordeTupolev Tu-144 là những máy bay có thể vượt qua vận tốc tối đa của đường rạng đông tại xích đạo. Tuy nhiên, các phương tiện chậm hơn có thể vượt qua đường rạng đông tại vĩ độ cao hơn, và nó có thể đi nhanh hơn đường rạng đông tại vùng cực, gần điểm phân. Kết quả của việc đi nhanh hơn đường rạng đông là nhìn thấy Mặt Trời mọc ở đằng tây và lặn ở đằng đông.

Sự lan truyền sóng radio

Sức mạnh của sự lan truyền sóng radio thay đổi theo ban ngày và ban đêm của tầng điện li. Đây là bởi vì lớp D của tầng điện li, khi mà nó hấp thụ tín hiệu tần số cao, và sẽ biến mất ngay tức thì trong mặt tối của đường rạng đông, ngay khi lớp Elớp F ở trên lớp D cần thời gian lâu hơn để hình thành.[4] Vì khoảng thời gian khác nhau này, tầng điện li trở thành vật trung gian độc đáo của đường rạng đông, còn được gọi là “grey line” (đường thẳng xám).[5]

Đối với những nhà điều hành radio nghiệp dư có thể lấy sự thuận tiện này của đường rạng đông để giao tiếp ở khoảng cách xa. Tín hiệu "gray-line" hoặc "grey-line" propagation (lan truyền radio đường thẳng xám), đường tín hiệu này là một loại của lan truyền skywave. Trong điều kiện thuận lợi, sóng radio có thể truyền dọc theo đường rạng đông để tới điểm đối cực.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_rạng_đông http://chrisjones.id.au/MoonIllusion/ http://www.fourmilab.ch/cgi-bin/uncgi/Earth/action... http://cseligman.com/text/sky/rotationvsday.htm http://www.seas.upenn.edu/~amyers/MoonPaper20June.... http://brahms.phy.vanderbilt.edu/a103/labs/tl_moon... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh99005632 http://sos.noaa.gov/datasets/Land/day_night.html http://aa.usno.navy.mil/data/docs/earthview.html http://dx.qsl.net/propagation/ https://books.google.com/books?id=TiGgJip0l64C&pg=...